Giải ngố Virtualization – Phần 2: 4 điều cơ bản cần biết trước khi sử dụng VMware Workstation

Tiếp theo nội dung Giải ngố Virtualization – Phần 1: Bước chân vào thế giới ảo, kỳ này tôi chuyển sang phần nghiên cứu demo minh họa với một đại hiệp có tên tuổi trong làng ảo hóa đó là VMware. Trong nội dung này tôi sẽ tập trung bàn về Desktop Hypervisor của VMware, cấu hình phần cứng để cài đặt VMware Workstation cũng như các phương án cài đặt máy ảo trên phần mềm này.

#1 Các thể loại Desktop Hypervisor của VMware

Nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe đến VMware thì có thể mò vào www.vmware.com để xem thử.

Desktop Hypervisor của VMware
Desktop Hypervisor của VMware

Nếu bạn mò vào thật thì sẽ thấy cả tấn thể loại products mà ông này cung cấp. Tuy nhiên mục tiêu của tôi ở đây là muốn xem ứng dụng cụ thể của Hypervisor Type II nên tôi chỉ quan tâm đến mục Desktop Hyperisor.

#2 Workstation Pro và Workstation Player

Hiện tôi chưa có kinh phí cho con máy Mac nào ra hồn nên sẽ còn 2 lựa chọn là Workstation ProWorkstation Player cho 2 dạng OS là Windows Linux.

So sánh chi tiết giữa 2 tùy chọn này sẽ tôi thấy cũng có nhiều thứ để nghiên cứu. Tuy nhiên, trên phương diện sử dụng cá nhân, tôi thấy có nội dung quan trọng cần để ý là:

  • Workstation Pro: cho phép chạy song song nhiều máy ảo nhưng phải trả phí;
  • Workstation Player: chỉ được chạy thêm một OS thứ 2 nhưng miễn phí cho việc sử dụng cá nhân.

Vì tôi định vọc vạch với vài con máy ảo nên Workstation Pro là lựa chọn hợp lý hơn (bạn đừng hỏi câu hỏi nhạy cảm là tôi mua hay dùng “thuốc” nhé!).

Hiện tại đã có VMware Workstation đã có version 16 rồi nhưng tôi không phải dạng ăn ngủ hàng ngày với VMware nên tôi chơi tạm với phiên bản cũ Version 15 thôi.

VMware Workstation 16
VMware Workstation 16

#3 Cấu hình phần cứng để cài đặt VMware Workstation

Quá trình download và cài đặt VMware Workstation Pro thì không có gì đặc sắc (nếu không muốn nói là nhàm chán). Với nhu cầu test cơ bản thì chủ yếu bạn để mặc định rồi “Next” thôi nên tôi tua nhanh qua phần này (nếu cần “thuốc” hay vì lí do nào đó bạn vẫn muốn coi hướng dẫn chi tiết thì Goolge “hướng dẫn cài vmware workstation” nhé).

Điểm quan trọng tôi thấy cần lưu ý đó là cấu hình phần cứng của Host (máy thật). Tôi thấy người ta bảo cấu hình tối thiểu như sau:

System requirements
System requirements

Bạn nhớ lưu ý chữ “tối thiểu” nghĩa là bạn bê cấu hình này vô thì có thể chạy nhưng máy nó sẽ có thể xỉu lên xỉu xuống luôn đấy. Nếu cũng đang chạy Win 10 thì tôi nghĩ ít nhất bạn cũng nên có CPU cỡ i5 và RAM 8GB đổ lên chứ không lúc test ức chế vcl đấy.

Sản phẩm của quá trình cài đặt sẽ kiểu như thế này.

Giao diện sau khi cài đặt của Workstation Pro
Giao diện sau khi cài đặt của Workstation Pro

#4 Các phương án cài đặt máy ảo với VMware Workstation Pro

Về phương án sử dụng, theo giao diện bên trước sẽ có 3 cách:

  • Connect to a Remote Server: Cái này dùng để kết nối từ xa đến Server nên để tôi nghiên cứu giới thiệu vào dịp khác (giờ muốn tôi cũng có Server đâu mà ti toe demo gì)
  • Open a Virtual Machine: Với phương án này tôi sẽ lượm 1 file nén về giải nén ra sau đó Open rồi bắt đầu xơi thôi. Thông thường các giang hồ sẽ cần làm trước một bản “sạch” theo tùy chọn Create a New Virtual Machine. Sau khi cài cắm, hiệu chỉnh tối ưu các kiểu tùy theo nhu cầu sử dụng, các đại ca sẽ tạo file nén để lưu lại. Khi nào cần thì ổng sẽ bung lụa ra mà xài thôi. Nếu bạn thuộc nhóm liều ăn nhiều, điếc không sợ súng thì có thể bốc đại mấy file nén trôi nổi trên “thị trường” về bung ra xài. Có khi còn được khuyến mãi thêm vài con Malware làm kỷ niệm.
  • Create a New Virtual Machine: Phương án này thường sẽ tạo một bản mới keng từ file ISO chính chủ về thực hiện các thiết lập cần thiết rồi mới chạy. Vì ở đây mục tiêu chính là vọc VMware chứ không phải “mì ăn liền” với VM nên hiển nhiên tôi sẽ đi theo phương án này. Sau đó tôi sẽ đề cập luôn cái phương án Open a Virtual Machine để bạn dễ hình dung.

Với phương án Create a New Virtual Machine, tôi sẽ phải chuẩn bị trước file ISO cho Guest định cài đặt. Hiện có 3 nhóm OS chính để tôi tùy chọn:

  • Windows: Cái này tôi xài trên Host hàng ngày rồi nên cũng không mặn mà lắm. Ngoài ra, Windows VM thường cũng tốn tài nguyên hơn nên tôi nghĩ thôi tạm bỏ qua đi;
  • MacOS: Cái này vẫn khả thi trên VMware nhưng sẽ cần triển thêm một số bước bổ sung. Tôi có hứng thú với thằng này nên chắc sẽ quay lại chủ đề này sau;
  • Linux: Đây là lựa chọn ngon nhất cho tôi lúc này. Linux VM thường nhẹ nhàng, không ràng buộc nhiều mà lại miễn phí. Nghiên cứu sơ bộ tôi thấy có 2 Distro Linux có vẻ thú vị là Ubuntu Kali Linux (đều dựa trên Debian OS). Thằng Ubuntu phiên bản Server thì tôi đụng mặt nhiều lần trong Series Hướng dẫn tạo VPN Server miễn phí từ A đến Z rồi nên trong kỳ này tôi chuyền sang Kali Linux cho phấn khởi vậy.

Sau khi chốt Host OS và phương án cài đặt thì việc tiếp theo tôi cần chuẩn bị đó là file ISO cài đặt OS tương ứng. Với Kali Linux, bạn có thể chui vào đây https://www.kali.org/downloads/ để lấy.

Download với kali.org
Download với kali.org

Hay bạn cũng có thể vào https://www.offensive-security.com/kali-linux-vm-vmware-virtualbox-image-download/ để lấy hàng thửa riêng cho VMware.

Download phiên bản từ offensive-security.com
Download phiên bản từ offensive-security.com

Theo chuẩn mực của các chuyên gia thì bạn nên double check trang web download và integrity của file ISO này trước khi triển các bước tiếp theo. Nếu bạn để ý sẽ thấy cái SHA256sum ở bên file cài đặt. Việc kiểm tra checksum tôi từng giới thiệu ở nội dung Giải ngố Cryptography – Phần 2: Đảm bảo Integrity với Hashing Algorithm. Bạn có thể xem thêm nếu cần.

Vì tôi đã có sẵn bản Kali Linux 64-Bit (Installer) trên trang kali.org nên kỳ tới tôi sẽ demo với thằng này luôn cho nhanh, đỡ tốn công download và kiểm tra lại.

1 thought on “Giải ngố Virtualization – Phần 2: 4 điều cơ bản cần biết trước khi sử dụng VMware Workstation”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *