Như đã hứa hẹn với anh em ở Phần 1 – Phiên bản giới hạn, ngắn gọn bất ngờ, tôi xin phép tiếp tục Phần 2 với các thông tin bổ sung đã bị che/ cắt trước đó. Tuy nhiên, tôi hứa sẽ ngắn gọn hết mức có thể theo quan điểm mì ăn liền chứ không diễn giải quá cao siêu như các nguồn tôi đã đọc (thật ra tôi cũng muốn viết cao siêu lắm nhưng không đủ trình nên thôi).
Thôi vào tôi xin vào vấn đề chính ngay. Nếu xem xét chi tiết hơn, theo tôi hiểu, các chức năng của Proxy Server có thể chia thành 3 nhóm:
- Tường lửa và lọc: một điểm lưu ý quan trọng ở đây là Proxy Server hoạt động ở tầng Application trong mô hình tham chiếu OSI nên có thể triển khai song song với tường lửa thông thường để lọc dựa trên nội dung ứng dụng (nói cái *** gì mà rối rắm vãi!!! Thôi hiểu đại khái là thằng network admin có thể ngăn bạn lướt facebook khi dùng mạng công ty bằng cái chức năng này).
- Chia sẻ kết nối: Cái này tôi tạm hiểu là gom hết gạo lại cho thằng Proxy Server ăn để nó giao thiệp với thế giới internet bên ngoài. Mấy ông bên trong mạng nội bộ cần gì thì báo cho Proxy Server làm chứ các ông không có đường đi ra net riêng.
- Caching: Đọc chữ cache chắc anh em cũng hình dung sơ sơ cái chức năng này. Tôi xem một số trang lý thuyết để xác nhận thông tin thì lại thấy không nói rõ lắm (không biết do tôi search quá tệ do trình còn gà quá đọc không hiểu). Do vậy, thôi bất chấp đúng sai, tôi mạnh dạn kết luận ngắn gọn luôn là Proxy Server sẽ gom hàng về lưu lại, khi nào anh em trong mạng nội bộ cần nó phọt ra luôn cho nhanh, đỡ tốn thời gian và băng thông lọ mọ ra net tìm lại mỗi khi có yêu cầu (nhưng hiển nhiên nó phải được thiết lập kiểm tra và cập nhật để bảo đảm anh em trong mạng nội bộ không quay về thời kỳ đồ đá).
Nhiều chữ quá rồi nên tôi nghĩ mấy nội dung khác để sang phần tiếp theo nói vậy. Giờ mò vào phần Settings
trên Win 10 vọc vạch tí cho đỡ nhức mắt.
Từ phần Settings
, bạn chọn mục Network & Internet
, sau đó chọn mục Proxy
ở dưới cùng.
Sau đó bật tùy chọn Use a proxy server
của Manual Proxy Setup
lên và nhập các thông tin cho phần Address
và Port
.
Ok, bạn bấm Save nữa là coi như xong. Tuy nhiên, tôi thấy có một số vấn đề quan trọng cần bàn thêm ở đây (theo độ khó của vấn đề):
- Tùy chọn
Don't use the proxy server for local (intranet) address
dùng để tránh việc sử dụng proxy trong mạng nội bộ (Tôi nghĩ nên tick chọn dòng này). - Bạn nên kiểm tra ip trước và sau khi chạy proxy để bảo đảm các thiết lập đã hoạt động, tránh trường hợp hì hục cày cuốc trên internet cả buổi rồi kiểm tra lại mới biết proxy chưa hoạt động (viễn cảnh này ám ảnh quá nên thường tôi sẽ kiểm tra ngẫu nhiên thêm một số lần nữa trong quá trình sử dụng).
- Cái
Address
vàPort
ở trên tôi nhập đại để minh họa nên mọi người đừng lấy setup chạy không được rồi lại ném đá.
Mục 3 ở trên dẫn đến một câu hỏi quan trọng là Thế đào đâu ra cái Address và Port để nhập? Nếu tiền bạc không phải vấn đề với bạn thì câu hỏi này khá dễ. Bạn có thể search với từ khóa dịch vụ Proxy
thì sẽ tìm ra khá nhiều ứng cử viên để lựa chọn (và trả tiền!!!). Ngược lại, nếu bạn khoái xài chùa giống tôi thì chúng ta sẽ gặp khá nhiều rắc rối. Tôi cũng có thông tin một số trang cung cấp free proxy những tôi không tin tưởng lắm nên chưa dám bàn thêm. Tuy nhiên, về nguyên tắc, tôi sẽ chọn một nguồn nào đó mà tôi hiểu được cách mà nó duy trì hoạt động (nói trắng ra là biết nó kiếm tiền bằng cách nào vì tôi chưa gặp ai hít khí trời để sống cả). Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại bạn trong Phần 3: Thanh niên không có tiền đòi xài Proxy Server và cái kết.
3 thoughts on “Giải ngố Proxy Server – Phần 2: Phiên bản full HD không che”